Những Thuật Ngữ Cơ Bản trên Thị Trường Chứng Khoán Quốc Tế

Tìm Hiểu Chứng Khoán Mỹ

Với vai trò là cái nôi của thị trường tài chính toàn cầu, những khái niệm/thuật ngữ trên thị trường chứng khoán Mỹ được dùng phổ quát ở nhiều thị trường tài chính chứng khoán quốc tế. Do đó chỉ cần nắm rõ những thuật ngữ cơ bản hay dùng trên thị trường chứng khoán quốc tế là bạn dễ dàng nắm bắt các thông tin liên quan đến thị trường Chứng Khoán Mỹ cũng như Chứng Khoán Việt Nam.

chung khoan can ban

Dưới đây là những khái niệm/thuật ngữ hay dùng nhất mà bạn cần nắm rõ trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán hấp dẫn này:

  1. BẢN CÁO BẠCH (PROSPECTUS)

Khi phát hành chứng khoán ra công chúng và nêu ra những quyền lợi của người mua chứng khoán. Bản cáo bạch hay còn gọi là Bản công bố thông tin. Nếu không có thông tin của công ty bạn có ý định đầu tư thì bạn có thể phải trả giá đắt khi lựa chọn sai.

Chính vì vậy trước khi ra quyết định đầu tư vào bất kì công ty nào, bạn cũng nên đọc kỹ Bản cáo bạch và tìm hiểu rõ những may rủi, những yếu tố cơ bản của công ty đăng ký niêm yết. Mặc dù những đợt chào hàng lần đầu thường mang lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro vẫn tồn tại và không có gì bảo đảm cho bạn.

  1. BÁN CỔ PHẦN KHƠI MÀO (EQUITY CARVE OUT)

Là hoạt động bán cổ phần khơi mào hay còn gọi với cái tên là chia tách một phần. Đây là hoạt động xảy ra khi công ty mẹ tiến hành bán ra một lượng nhỏ (dưới 20%) cổ phần của công ty con mà công ty mẹ đang nắm quyền sở hữu.

  1. BÁN KHỐNG (SHORT SALES)

Short sales hay Short selling hoặc Shorting trong tài chính là một nghiệp vụ chỉ có trên thị trường tài chính được thực hiện nhằm mục đích thu thập lợi nhuận thông qua việc giảm giá chứng khoán.

  1. BÁN THÁO (BAILING OUT)

Bán tháo là thành ngữ để chỉ việc bán nhanh hay bán gấp một loại chứng khoán hay một loại hàng hóa nào đó bất chấp giá cả cao hay thấp nhằm mục đích cứu vãn thua lỗ khi chứng khoán hay mặt hàng này đang theo chiều rớt giá trên thị trường. Với thị trường chứng khoán, mọi thông tin đều là tài nguyên quí giá và chỉ cần một tín hiệu “không lành” đã có thể gây lên hiện tượng bán tháo những tài nguyên này.

  1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH (FINANCIAL STATEMENT)

Báo cáo tài chính là các bản ghi chính thức về tình hình các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

  1. BẢO LÃNH (UNDERWRITE)

Bảo lãnh dùng để chỉ việc một người hoặc một tổ chức chấp nhận rủi ro mua một loại hàng hóa hay cổ phiếu nào đó để đổi lấy cơ hội nhận được những món lời khác.

  1. BẪY GIẢM GIÁ (BEAR TRAP)

Là một loại tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu đảo chiều và đang bắt đầu giảm giá sau một đợt tăng liên tiếp để thu hút những nhà đầu tư mới.

  1. BẪY TĂNG GIÁ (BULL TRAP)

Ngược với bẫy giảm giá thì bẫy tăng giá là một dạng một tín hiệu giả cho thấy dường như chứng khoán đang có dấu hiệu tăng giá sau một đợt sụt giảm liên tiếp.

  1. BIÊN AN TOÀN (MARGIN OF SAFETY)

Là một nguyên lý đầu tư trong đó nhà đầu tư chỉ mua chứng khoán khi giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của chứng khoán đó. Nói cách khác, khi mức giá thị trường thấp hơn nhiều so với mức giá nội tại mà nhà đầu tư xác định thì khoảng chênh lệch giữa hai giá trị này được gọi là biên an toàn.

  1. BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VÀ TIỀN (CLEARING)

Bù trừ chứng khoán và tiền là khâu hỗ trợ sau giao dịch chứng khoán.

  1. CẦM CỐ CHỨNG KHOÁN (MORTGAGE STOCK)

Là một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trên cơ sở hợp đồng pháp lý của hai chủ thể tham gia thị trường chứng khoán, trong đó quy định rõ giá trị chứng khoán cầm cố cùng với số tiền vay, lãi suất và nhất là quy định rõ ràng thời hạn trả nợ và phương thức xử lý chứng khoán cầm cố.

  1. CHÊNH GIÁ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG (OPENING GAP)

Sự chênh lệch của giá mở cửa thị trường trong giao dịch cổ phiếu là hiện tượng giá cổ phiếu khi mở cửa chênh lệch rất lớn so với giá đóng cửa, thông thường mức chênh giá này là do những thông tin đặc biệt tốt hoặc đặc biệt xấu trong thời gian thị trường đóng cửa gây nên.

  1. CHÊNH LỆCH GIÁ ĐẶT MUA/BÁN (BID/ASK SPREAD)

Đây là mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán của cùng một loại chứng khoán ( đó có thể là cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn hay tiền tệ).

  1. CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH (DERIVATIVE):

Là những công cụ được phát hành trên cơ sở của cổ phiếu, trái phiếu và nhằm mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.

  1. CỔ PHIẾU LƯU HÀNH TRÊN THỊ TRƯỜNG (OUTSTANDING SHARES)

Cổ phiếu lưu hành trên thị trường là số cổ phần hiện đang được các nhà đầu tư nắm giữ, bao gồm cả các cổ phiếu giới hạn được sở hữu bởi nhân viên của công ty hay cá nhân khác trong nội bộ công ty.

  1. CỔ PHIẾU PHỔ THÔNG (COMMON STOCK)

Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông là loại chứng khoán đại diện cho phần sở hữu của cổ đông trong một công ty hay tập đoàn, cho phép cổ đông có quyền bỏ phiếu và được chia lợi nhận từ kết quả hoạt động kinh doanh thông qua cổ tức và/hoặc phần giá trị tài sản tăng thêm của công ty theo giá thị trường.

  1. CỔ PHIẾU QUỸ (TREASURY STOCK)

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành mua ngược lại từ thị trường chứng khoán.

  1. CỔ PHIẾU SƠ CẤP (PRIMARY STOCK)

Cổ phiếu sơ cấp là loại cổ phiếu được phát hành lúc thành lập doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

  1. CỔ PHIẾU THƯỞNG (BONUS STOCK)

Có hai trường hợp thưởng cổ phiếu: thưởng cho người có đóng góp lớn và thưởng cho tất cả các cổ đông.

  1. CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI (PREFERRED STOCK)

Cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đông nắm giữ nó được trả cổ tức trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu phổ thông.

  1. CỔ TỨC (DIVIDEND)

Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần.

  1. GIÁ TRỊ GHI SỔ (BOOK VALUE)

Là giá trị cho biết giá trị tài sản của công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu quyết định ngừng hoạt động kinh doanh.

  1. GIÁ TRỊ VỐN HOÁ THỊ TRƯỜNG (MARKET CAPITALIZATION)

Đây là thước đo quy mô của một doanh nghiệp và đồng thời cũng là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp và được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này.

  1. HỆ SỐ GIÁ THỊ TRƯỜNG TRÊN GIÁ GHI SỔ (PRICE TO BOOK RATIO)

Là hệ số được sử dụng để so sánh giá trị trường của một cổ phiếu với giá trị ghi sổ của loại cổ phiếu đó.

  1. HỆ SỐ THU NHẬP TRÊN TÀI SẢN (RETURN ON ASSETS)

Đây là một hệ số dùng để thể hiện sự tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của công ty đó.

  1. MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA TÀI SẢN VỐN (CAPITAL ASSET PRICING MODEL)

Mô hình định giá tài sản vốn đại diện cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vốn vào bất cứ tài sản gì thì cũng sẽ được bù đắp lại theo hai cách là bù đắp bằng giá trị tiền tệ theo thời gian và giá trị tiền tệ theo rủi ro.

  1. THỊ TRƯỜNG THEO CHIỀU GIÁ LÊN (BULL MARKET)

Là thị trường chứng khoán hoạt động theo chiều giá lên và có giá các loại chứng khoán tăng nhanh hơn mức bình quân trong lịch sử của chúng trong một thời gian dài với lượng mua bán lớn .

  1. THỊ TRƯỜNG THEO CHIỀU GIÁ XUỐNG (BEAR MARKET)

Thị trường theo chiều hướng xuống Giá rớt trong một thời khoảng kéo dài.

  1. TÍNH THANH KHOẢN (LIQUIDITY)

Tính thanh khoản được hiểu là việc một loại chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu có thể được đổi thành tiền mặt dễ dàng và thuận tiện cho việc thanh toán hay chi trả.

  1. TRÁI KHOÁN (DEBENTURE)

Có thể hiểu nôm na đây là một công cụ nợ không được bảo đảm bằng các tài sản hữu hình hoặc kí quỹ nào mà thay vào đó nó được đảm bảo bằng mức độ tin cậy về khả năng trả nợ hay uy tín của công ty phát hành loại trái khoán.

  1. TRÁI PHIẾU (BOND)

Trái phiếu là một chứng nhận chịu lãi do chính phủ hay một doanh nghiệp phát hành trái phiếu dùng để cam kết trả cho người sử hữu trái phiếu một số tiền nhất định.

  1. TRÁI PHIẾU CHUYỂN ĐỔI (CONVERTIBLE BOND)

Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà người nắm giữ có thể chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành.

  1. TỶ LỆ CỔ TỨC TRÊN THỊ GIÁ CỔ PHẦN (DIVIDEND YIELD)

Chỉ số tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần là một công cụ hữu hiệu giúp phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được với thị giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào và giúp các nhà đầu tư quyết định nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào.

  1. MỆNH GIÁ

Mệnh giá là số tiền ghi trên cổ phiếu hay trái phiếu khi phát hành.

  1. THỊ GIÁ

– Thị giá là giá thị trường của các loại chứng khoán được mua

– bán trên thị trường giao dịch tập trung.

  1. GIÁ NIÊM YẾT

Giá niêm yết là mức giá của cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch đầu tiên và được hình thành dựa trên mối quan hệ cung – cầu của thị trường.

  1. GIÁ KHỚP LỆNH

– Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán, thoả mãn được tối đa nhu cầu của người mua và người bán chứng khoán.

  1. GIÁ ĐÓNG CỬA

– Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch.

  1. GIÁ MỞ CỬA

– Giá mở cửa là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.

  1. GIÁ THAM CHIẾU?

Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở cho việc tính dao động giá chứng khoán trong phiên giao dịch.

  1. BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG GIÁ

– Biên độ dao động giá là giới hạn giá chứng khoán có thể biến đổi tối đa trong phiên giao dịch so với giá tham chiếu.

  1. GIÁ SÀN

– Giá sàn là mức giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.

  1. ĐƠN VỊ GIAO DỊCH

– Đơn vị giao dịch là số lượng chứng khoán nhỏ nhất có thể được khớp lệnh tại hệ thống.

  1. ĐƠN VỊ YẾT GIÁ

– Đơn vị yết giá là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất mà giá chứng khoán có thể thay đổi.

  1. NGÀY THANH TOÁN

– Ngày thanh toán theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán là ngày T + 3, tức là 03 ngày làm việc sau ngày lệnh được thực hiện (không kể ngày Lễ, ngày nghỉ) có nghĩa:

– Khi lệnh mua chứng khoán được thực hiện, sau 03 ngày chứng khoán mới được chuyển về tài khoản của khách hàng. Khi chứng khoán về tới tài khoản thì bạn mới có các quyền đối với số chứng khoán đó.

– Khi lệnh bán chứng khoán được thực hiện, sau 03 ngày tiền bán chứng khoán sau mới được chuyển về tài khoản của khách hàng.

  1. NGÀY GIAO DỊCH HƯỞNG CỔ TỨC

– Ngày giao dịch hưởng cổ tức là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ được hưởng cổ tức của công ty phát hành.

  1. NGÀY GIAO DỊCH KHÔNG HƯỞNG CỔ TỨC

– Ngày giao dịch không hưởng cổ tức là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường sẽ không được hưởng cổ tức.


📣NHỮNG THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ

Với vai trò là cái nôi của thị trường tài chính toàn cầu, những khái niệm/thuật ngữ trên thị trường chứng khoán Mỹ được dùng phổ quát ở nhiều thị trường tài chính chứng khoán quốc tế. Do đó chỉ cần nắm rõ những thuật ngữ cơ bản hay dùng trên thị trường chứng khoán…

𝘟𝘦𝘮 𝘤𝘩𝘪 𝘵𝘪ế𝘵: https://chungkhoanusa.com/nhung-thuat-ngu-co-ban-tren-thi-truong-chung-khoan-quoc-te/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

20 + 5 =